d Tổng Hợp Công Cụ Du Lịch Thông Minh Trên Thế giới - Asia's Nomad
LOADING

Type to search

Tổng Hợp Công Cụ Du Lịch Thông Minh Trên Thế giới

The New Oh-my skills Series | Thay đổi hay là chết…

  • Vinh Le
  • July 8, 2017

Oh-My My: A life of an inspiring Digital Nomad – Nguồn cảm hứng của một Digital Nomad

  • Hương Nguyễn
  • January 21, 2021

Oh my Business – Chặng đường khởi nghiệp | Our Entrepreneurial Journey

  • Vinh Le
  • January 20, 2021

Oh My… Wanderlust – Du lịch Đông Tây

  • Hương Nguyễn
  • January 17, 2021

Săn Hot Deals du lịch cùng Asia’s Nomad

  • Hoa Nguyen
  • June 25, 2020

Bali – thiên đường của các freelancer và digital nomad

  • Nhung Phung
  • May 12, 2020

Chăm Sóc Đôi Mắt Khi Làm Việc Từ Xa

  • Lê Nghi
  • April 11, 2020
Du lịch tự túc đang ngày càng trở nên phố biến, nhất là đối với những bạn trẻ có vốn tiếng Anh đủ để giao tiếp ở nước ngoài trong thời gian du lịch. Tại sao phải tiêu tốn hàng chục triệu cho một kỳ nghỉ đặt qua đại lý du lịch trong khi tất cả những gì cần thiết cho việc lên kế hoạch phượt là laptop và điện thoại? Dưới đây là những công cụ du lịch thông minh trên thế giới được mình yêu thích và tin tưởng sử dụng trước và trong mỗi chuyến đi.

img_0792

Công cụ tìm vé máy bay giá rẻ

  • Google Flights: Một trong những công cụ so sánh giá vé máy bay hiệu quả nhất mình tô dùng từ trước tới giờ. Ưu điểm vượt trội của Google Flights là việc cho phép người dùng chọn điểm khởi hành và lựa chọn điểm đến trên toàn cầu dựa trên giá vé rẻ nhất trong bất kỳ thời gian lựa chọn. Google Flights sẽ trực tiếp kết nối bạn đến hệ thông đặt vé của chính hãng chứ không gián tiếp bán vé và lấy tiền dịch vụ như các hãng khác.
  • Momondo: Đây cũng là một trong những công cụ yêu thích của tôi trước khi phát hiện ra Google Flights. Trang này cho phép bạn so sánh giá vé các ngày trong tháng từ điểm đi và đến cố định. Tôi từng tìm được nhiều deal rẻ trên trang này.
  • Skyscanner: cũng là một công cụ tìm vé bay rẻ hiệu quả, cho phép filter theo nhiều yêu tố như thời gian, điểm transit, hãng hàng không,…Tôi thường so sánh giá vé ở 3 trang (Goolgle Flights, Momondo và Skyscanner) với nhau để thấy sự chênh lệch rồi sau cùng mới đặt vé. Momondo và Skyscanner hoạt động tương tự như nhau vì thường dẫn đến các trang đại lý khác (như Edreams, Bravofly, …) để đặt vé; còn Google Flights thì thuờng link đến trang chính thức của hãng hơn.
  • BudgetAir: Thành viên IATA, là kênh so sánh giá và book vé máy bay online GIÁ RẺ của nhiều đường bay trong nước và quốc tế.

img_3628

Các hãng hàng không yêu thích

Châu Âu

  • Ryanair: Hãng hàng không tối ưu cho hành trình phượt tự túc gía rẻ của các bạn trẻ ở châu Âu. Xách ba lô lên và đi cùng Ryanair với giá vé có khi chỉ từ 5 EUR giữa các nước. Ryanair cho phép mang theo 2 kiện hành lý xách tay, vì thế đừng lãng phí tiền cho hành lý kí gửi khi lên đường nhé!
  • Norwegian: Nếu sống ở khu vực Bắc Âu thì đây sẽ là 1 trong 2 hãng hàng không yêu thích của bạn. Norwegian còn cung cấp nhiều đường bay rẻ từ Bắc Âu như Na Uy (Oslo) và Phần Lan (Helsinki) đến Thái Lan (Băng Cốc) rất rẻ, giúp thuận tiện di chuyển giữa châu Âu và châu Á. Năm 2016, tôi mua vé 1 chiều từ Helsinki về Bangkok hết 160€, chưa bao gồm hành lý.
  • Các hãng khác: AirBaltic cũng có nhiều deal rẻ trong vùng Baltics ở châu Âu (Phần Lan, Estonia, Lithuania, Latvia, Poland); Vueling có nhiều chuyến rẻ ở vùng Nam Âu (Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha), Wizzair có nhiều chuyến rẻ qua Đức nhưng quy định về hàng lý xách tay của họ khá ngặt nghèo và chặt chẽ, …

Châu Á

  • AirAsia: Có nhiều chuyến bay rẻ trong Đông Nam Á từ Việt Nam, thời kỳ khuyến mãi và thậm chí cả vé 0 đồng. Air Asia là người bạn thân thiết của các phượt thủ khi đi du lich châu Á.
  • Easy Jet: Hãng này cũng có nhiều vé rẻ nhưng chất lượng máy bay và dịch vụ không được tốt bằng Air Asia.
  • Khác: Thai Airways, Qatar Airways, Tiger Airway, Cathay Pacific (của Hongkong) cũng là những hãng hàng không thường có vé rẻ ở châu Á.

img_2816

Chỗ ở

  • Booking.com: Công cụ tôi dùng thường xuyên nhất để đặt phòng khách sạn, nhà nghỉ, bed & breakfast, … Vào mùa cao điểm, đặt phòng sớm nhất khi có thể hoặc 1 ngày trước khi tới nơi. Booking.com sẽ có những deal giảm giá rất hời có khi lên tới 50%-70% nhé! Trang này không lấy phí dịch vụ và một số chỗ ở không đòi hỏi số thẻ ngân hàng khi đặt phòng, nếu có thì họ sẽ tự động tính phí đêm đầu tiên vào thẻ của bạn nếu huỷ đặt phòng mà không báo trước 24h.
 
  • Hostelbookers: Ai sẵn sàng lên đường cho hành trình phượt với chỉ chiếc backpack và yêu thích du lịch tự túc giá rẻ nhất định phải trải nghiệm ở hostel. Trang hostelbookers là nơi đặt hostel hiệu quả, với lượng ranking của các nơi ở dựa trên review của khách ở trước đó. Trang này sẽ yêu cầu bạn nhập số thẻ ngân hàng và tính phí đặt cọc không hoàn lại – 10% tổng tiền trước khi bạn tới nơi. Khi đến bạn cần trả cho chỗ ở số tiền còn lại.
 
  • Hostelworld: Trang này là đối thủ cạnh tranh khốc liệt của Hostelbookers, với giao diện trang web bắt mắt và hình ảnh cập nhật mới hơn. Khi đặt hostel mình thường so sánh review ở cả 2 trang này rồi mới quyết đặt.
  • Agoda: Công cụ đặt phòng hiệu quả ở châu Á, hơn hẳn booking.com vì sự phổ biến, review và ranking sát thực cũng như số lượng deal nhiều hơn.
 
  • Couchsurfing: Bạn muốn tiết kiệm một khoản lớn chi trả cho nhà ở trong chuyến đi của mình? Bạn muốn gặp gỡ, làm quen và kết bạn với những người dân địa phương để tìm hiểu và học hỏi nền văn hoá nơi mình đến? Couchsurfing là giải pháp tìm kiếm nhà ở hoàn hảo cho 1 dân phượt thực thụ. Một điều cần lưu ý là việc đảm bảo an toàn nhất là cho con gái phượt 1 mình (cần đọc kĩ profile và reference), và khi tới nhà host nên mang theo một món quà nhỏ (ví dụ bánh kẹo hoặc quà lưu niệm từ địa phương của bạn) hoặc một công thức nấu ăn tâm đắc cho một bữa tối ấm cúng cùng người bạn mới!
  • Airbnb: Tương tự như Couchsurfing, Airbnb tạo điều kiện cho bạn kết nối với người dân địa phương và ở nhà của họ. Điểm khách biệt lớn là host sẽ tính phí nhà ở. Phí này thường thấp hơn ở khách sạn nhưng so với ở hostel thì bạn sẽ không tiết kiệm được mấy. Điểm ưu việt nữa là bạn thường sẽ được cầm khoá nhà và tự do sử dụng đồ đạc cần thiết hơn so với khi ở qua Couchsurfing.

img_2817

Đi lại 

  • Rome2Rio: Công cụ tra cứu lượng thời gian và chi phí tương đối giữa các điểm, chủ yếu sử dụng hiệu quả ở châu Âu.
  • BlablaCar: Công cụ tìm kiếm những người đi ô tô riêng qua điểm bạn đang xuất phát và muốn đi tới, để đi chung và share tiền xăng với họ. Công cụ này sẽ cắt giảm chi phí đi lại cho bạn nếu muốn di chuyển giữa các thành phố châu Âu ở gần nhau như ở khu vực Đông Âu và Tây Âu.
  • GoEuro: Công cụ so sánh xe bus hiệu quả ở châu Âu
  • Uber: Uber là ứng dụng đặt xe được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, giúp bạn đặt được cả xe ô tô riêng, moto và taxi. Bạn có thể chọn lựa dòng xe mình muốn đi tuỳ thuộc vào chí phí.
  • Grab: Grab không chỉ được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam mà cả Đông Nam Á (Thái Lan, Singapore, …) Ứng dụng này sẽ giúp bạn dễ dàng di chuyển trong thành phố, tiết kiệm được chi phí taxi, và không phải lo lắng vì bị lái taxi hay tuk tuk chặt chém nữa!
  • : nền tảng book vé xe nhưng dành cho người nước ngoài (Tiếng Anh). Bạn bè nước ngoài có thể đặt vé trên nền tảng có hỗ trợ khách hàng 24/7 ở hơn 40 quốc gia này.

IMG_3841Lên kế hoạch cho chuyến đi 

  • Wikitravel: Cung cấp thông tin chi tiết về di chuyển và các điểm ăn chơi ở từng thành phố và quốc gia – các thông tin ở đây chi tiết hơn và ít mang tính thương mại hơn Tripadvisor. Tuy nhiên, thông tin trên Wikitravel được tổng hợp bởi cá nhân cũng không uy tín 100% và không được cập nhật thường xuyên.
  • Travel blog: Là người thích đọc và tìm hiểu những trải nghiệm thật của các tiền bối đã đi du lịch qua vùng miền mình dự định tới nên tôi nhất định không bao giờ bỏ qua các blog với lượng follower lớn. Bên cạnh đó, các trang thông tin du lịch chính thức của địa phương cụ thể cũng có blog tổng hợp của nhiều writer cũng là nguồn nguyên liệu quý giá. Danh sách những trang travel blog yêu thích mà tôi thường theo dõi gồm có Nomadic Matt, Legal Nomads, Adventurous Kate, The Dangerous Business, Bacon Is Magic, Two Monkey Travel Groups, I am Aileen, The Blond Abroad, World of Wanderlust, …
  • Google Tools: Có rất nhiều công cụ điện tử miễn phí và dễ dùng chuyên phục vụ cho trip planning. Tuy nhiên, tôi thấy các công cụ đơn giản và hữu ích nhất trong các hành trình lại là google tools như google docs và spreadsheet. Spreadsheet cho phép tôi lên lịch trình chi tiết phương tiện, những điểm tham quan và chi phí cho mỗi ngày trong hành trình; còn Google Docs giúp tôi outline những điểm cần đi và những thứ muốn làm trong chuyến đi của mình.
  • Facebook Groups: Các hội nhóm trên Facebook cho phép tôi kết nối với những người đã, đang hoặc sẽ đi đến những châu lục, quốc gia và thành phố như mình; đồng nghiệp trong giới du lịch hoặc các digital nomad đang sống và làm việc trong khi du lịch như tôi. Facebook là cách giúp bạn duy trì và kết nối hiệu quả với thế giới cho dù ở và muốn đi bất cứ nơi đâu!
  • Trip101: Trang này tổng hợp cẩm nang du lịch – travel guide được viết dựa trên trải nghiệm cá nhân có thật của các blogger trên thế giới
  • Công cụ khác: Có rất nhiều công cụ thông minh các để lưu các booking trong hành trình như TripIt, lên kế hoạch hành trình ăn chơi theo ngày như Trip Republic, đánh dấu và kết nối các điểm muốn đi trên bản đổ như Tripline.

IMG_1796Tour Du Lịch

  • NewEurope Sandemands: Nếu có ít thời gian, kinh nghiệm đi lại hoặc không biết bắt đầu từ đâu trong ngày đầu tiên của chuyến đi thì bạn nhất định nên tham gia 1 tour đi bộ miễn phí ở châu Âu của New Europe Sandemans hoặc Can You Handle It Tour. Các tổ chức này giúp bạn kết nối với những hướng dẫn viên du lịch bán chuyên, những người sẽ giúp bạn nắm được các điểm chính của thành phố với một lượng tiền bo nhỏ thôi.
  • Trip: ứng dụng đặt vé máy bay, tàu xe, khách sạn trên toàn thế giới, siêu đặc biệt tiện lợi cho những ai có dự định đi du lịch Trung Quốc. Thông tin cập nhật về chuyến bay theo thời gian thực, thông tin hành trình chi tiết, ưu đãi độc quyền cùng 30% Trip Coins. Dịch vụ chăm sóc khách hàng rất ok, thường trả lời email trong vòng 24h. Nếu huỷ vé tàu mua qua Trip trước ngày khởi hành có thể được hoàn lại tới 80%, thời gian hoàn tiền khoảng 7 -10 ngày làm việc kể từ ngày huỷ.
 
  • Bookalokal: Ai thích ăn uống và thử đồ home-cook địa phương thì nên dùng thử trang này. Bạn sẽ có cơ hội thưởng thức một bữa tối truyền thống với mức giá phải chăng hơn ăn nhà hàng đó!

IMG_9533

Bản đồ 

  • Google Map: Bạn không muốn phiền toái vì phải mang theo quá nhiều giấy tờ và bản đồ giấy khi đi du lịch? Bạn không muốn nhìn mình như khách du lịch ngơ ngác như con nai vàng đang đi lạc vào xứ sở thần tiên? Hãy tận dụng chiếc smartphone để đi lại quanh các thành phố ngay cả khi không có mạng. Google Map cho phép bạn tải bản đồ offline khi có wi-fi và sử dụng trong 30 ngày. Đừng quên đánh dấu nơi ở cùng các địa danh và bạn muốn đến trước khi tải nhé! Dùng xong thì nhớ xoá bản đồ đi để tránh đầy dung lượng điện thoại.
 
  • Use-it Map: Tuy không thường dùng bản đồ giấy nhưng mình đặc biệt thích bản đồ cho một số thành phố châu Âu của Use-It Map. Bạn sẽ khám phá ra không chỉ những địa danh quan trọng mà cả các nhà hàng, quán bar, club và địa điểm tụ tập thường xuyên của người dân địa phương nhờ có bản đồ này đó!