d Cẩm nang du mục kỹ thuật số châu Á 2020 - Asia's Nomad
LOADING

Type to search

Cẩm nang du mục kỹ thuật số châu Á 2020

The New Oh-my skills Series | Thay đổi hay là chết…

  • Vinh Le
  • July 8, 2017

Oh-My My: A life of an inspiring Digital Nomad – Nguồn cảm hứng của một Digital Nomad

  • Hương Nguyễn
  • January 21, 2021

Oh my Business – Chặng đường khởi nghiệp | Our Entrepreneurial Journey

  • Vinh Le
  • January 20, 2021

Oh My… Wanderlust – Du lịch Đông Tây

  • Hương Nguyễn
  • January 17, 2021

Săn Hot Deals du lịch cùng Asia’s Nomad

  • Hoa Nguyen
  • June 25, 2020

Bali – thiên đường của các freelancer và digital nomad

  • Nhung Phung
  • May 12, 2020

Chăm Sóc Đôi Mắt Khi Làm Việc Từ Xa

  • Lê Nghi
  • April 11, 2020

Nhiều bạn hỏi cộng đồng du mục kỹ thuật số Asia’s Nomad của chúng mình tận hưởng những chuyến du lịch bát ngát nhưng vẫn làm việc từ xa như thế nào? Vì thế, chúng mình tổng hợp 1 bài viết review các loại công cụ du lịch & làm việc bao gồm các nền tảng online phổ biến nhất trên thế giới & ở Việt Nam. Ngoài ra, chúng mình sẽ update thêm trong tuần sau danh sách những đồ dùng không thể thiếu cho du mục kỹ thuật số được lựa chọn kĩ trong bài viết tổng hợp bởi các chuyên gia. du lịch tự túc này.

Nền tảng ứng dụng đặt phòng

Airbnb: là công cụ kiếm tiền online hoàn hảo giúp du mục kỹ thuật số có thêm thu nhập thụ động bằng cách làm chủ (host) cho thuê nhà, host các online experience, hoặc refer bạn bè chưa có tài khoản đăng ký. Bạn có thể đăng ký qua Airbnb tại đây để nhận ngay phần thưởng $47 (hơn 1,000,000đ) credit để sử dụng trên Airbnb và hỗ trợ cho cộng đồng blogger. Airbnb hiện đã có tính năng work-friendly và book dài hạn có kèm discount cho những ai đi du lịch ‘dài hạn’ mà vẫn làm việc ở nhiều nơi khác nhau.

Agoda: để so sánh giữa app book phòng ở châu Á giữa Booking & Agoda thì Agoda tiện lợi hơn & cũng giảm giá mạnh hơn, tuy nhiên có 1 điểm hạn chế là nhiều booking ở trên booking.com không bắt trả trước hơn so với Agoda. Sau khi check-out, thường Agoda sẽ cộng thêm thuế (10%) và phí dịch vụ (5%) nên giá trên listing mới nhìn qua sẽ cảm giác thấp hơn Booking.

Hotels.com: ứng dụng tổng hợp hơn 500,000 cơ sở lưu trú trên toàn thế giới bao gồm khách sạn, resort, căn hộ, v.v. phù hợp với những bạn hay đi du lịch nước ngoài. Tại app Hotels.com, sau mỗi đêm lưu trú, khách hàng sẽ được tích hợp 1 tem điểm thưởng, và sẽ được tặng 1 đêm nghỉ MIỄN PHÍ (tại bất cứ thời gian và địa điểm nào mong muốn) sau khi có đủ 10 tem điểm thưởng.

Luxstay: ứng dụng book phòng của người Việt đã từng một thời đình đám trên Sharktank của anh founder Steven (được back bởi Shark Dũng). Startup này đã gọi được số vốn lớn, tuy nhiên hệ thống có vẻ vẫn chưa thân thiện với người dùng lắm và nhiều listing phòng chưa đảm bảo chất lượng do nằm ở phần khúc homestay, sau này mới có vẻ sang chảnh hơn, nhìn chung khá thân thiện với người Việt, dễ dùng cho người lớn tuổi và không biết Tiếng Anh.

Lưu ý: trước khi book phòng, mình thường so sánh giá ở các nền tảng khác nhau rồi mới quyết định chọn deal ưu đãi nhất. Google cũng hỗ trợ so sánh giá khi bạn gõ tên khách sạn lên công cụ tìm kiếm.

Nền tảng book tour cho du mục kỹ thuật số

  • Klook: cung cấp nền tảng book tour với đầy đủ các dịch vụ, nhưng đa phần khách hàng sẽ chọn mua vé di chuyển sân bay, thẻ và vé tàu xe, SIM và wifi bởi giá khá cạnh tranh, có thể mua online sau đó tới sân bay điểm đến hoặc văn phòng Klook tại các nước để nhận sản phẩm/ dịch vụ. Ứng dụng màu cam thân thiện, năng động, có phiên bản tiếng Việt. Cam kết chênh lệch giá thấp nhất (giảm giá đến 60%). 
  • KKday: ứng dụng book tour màu xanh ngọc mát mắt, nhiều ưu đãi giảm tới 15% cho các chủ thẻ ngân hàng liên kết (Techcombank, VPBank, BIDV, Shinhan Bank, TP Bank). Chương trình tích điểm KKday Points đổi các phần quà, tour du lịch, trải nghiệm và các trải nghiệm độc quyền của KKday. 
  • Trip: ứng dụng đặt vé máy bay, tàu xe, khách sạn trên toàn thế giới, siêu đặc biệt tiện lợi cho những ai có dự định đi du lịch Trung Quốc. Thông tin cập nhật về chuyến bay theo thời gian thực, thông tin hành trình chi tiết, ưu đãi độc quyền cùng 30% Trip Coins. Dịch vụ chăm sóc khách hàng rất ok, thường trả lời email trong vòng 24h. Nếu huỷ vé tàu mua qua Trip trước ngày khởi hành có thể được hoàn lại tới 80%, thời gian hoàn tiền khoảng 7 -10 ngày làm việc kể từ ngày huỷ.

Phương tiện di chuyển thuận tiện

  • Mioto: ứng dụng thuê xe ô tô tự lái hoặc thuê xe cùng tài xế. Chủ phương tiện cũng có thể đăng kí để cho thuê với thủ tục đơn giản, được bảo hộ khi có sự cố. Mioto là lựa chọn khá thích hợp với những roadtrip theo nhóm nhỏ trong thời kỳ hậu covid thay thế cho phương tiện di chuyển công cộng như máy bay hay xe khách.
  • Đi chung taxi: ứng dụng dùng để đặt chung xe đi ra sân bay, đi công tác xa, đi du lịch gần bằng ô tô. Đối với những ai đi du lịch 1-2 người, hoặc gia đình nhỏ thì share phương tiện với các cá nhân/nhóm du lịch khác khá tiết kiệm & tiện lợi. Tuy nhiên, điểm bất lợi là thời gian chờ trong hành trình. 
  • Vexere: chuyên cung cấp dịch vụ đặt vé xe limousine, xe khách online. Đại khái là nếu bạn ở Việt Nam, muốn di chuyển bằng xe khách tới các địa điểm ở Việt Nam hoặc một số nơi ở bên Lào, Campuchia thì có thể lên Vexere.com, điền đầy đủ thông tin điểm đi – điểm đến, thời gian di chuyển thì sẽ có một loạt các lựa chọn hãng xe, giờ xuất phát, thời gian di chuyển và chi phí rõ ràng luôn.
  • : nền tảng book phương tiện đi lại (trụ sở startup nằm ở Israel) tương tự như vé xe rẻ nhưng dành cho người nước ngoài gần giống với Baolau.vn (cũng là chủ người nước ngoài – Tây Ban Nha). Bạn bè nước ngoài có thể đặt vé trên nền tảng có hỗ trợ khách hàng 24/7 ở hơn 40 quốc gia này.

Công cụ book vé máy bay – so sánh giữa các hãng hàng không

  • Vietjet (của chị Thảo): định vị hãng hàng không giá rẻ, phù hợp với nhiều hành khách phổ thông. Tuy nhiên ghế ngồi của Vietjet có phần hơi nhỏ, thời gian bay hay bị delay và không có dịch vụ bữa ăn bao gồm trong vé dù là vé bay đi nước ngoài chặng bay dài như Hà Nội tới Bali hay Nhật Bản, … Nếu đi qua quầy của Vietjetair vào ban ngày thì các bạn đừng ngạc nhiên nếu nhân viên đang cãi cọ với khách hàng nhé, vì Vietjet thường hay chơi chiêu delay hết các khách ban ngày để dồn xuống chuyến đi lúc đêm. Vì thế nếu  bay Vietjet thì các bạn nên bay chuyến muộn để không phải chờ lâu, ảnh hưởng công chuyện.
  • Vietnam Airlines: được lọt trong danh sách hãng hàng không quốc tế 4* nên chi phí cũng khá cao so với bình quân, ví dụ nếu không săn được vé rẻ thì vé chiều Hà Nội – Hồ Chí Minh trung bình khoảng 3 – 4 triệu, khá là cao đúng không? Nếu bạn có điều kiện thì bay VNA rất sướng bởi chỗ ngồi rộng rãi thoải mái, ít bị delay, máy bay êm, và trong nhiều chuyến bay dài sẽ có cả đồ ăn bao gồm nữa. Việc sát nhập/cobranding của Vietnam Airlines & Jetstar Pacific (đã định vị thương hiệu lại thành Pacific Airlines) khá thành công gần đây mình đánh giá cao.
  • Bamboo: (thuộc tập đoàn FLC) tân binh mới trong ngành hàng không, chi phí tương đối ở tầm trung giữa Vietjet và VNA. Dịch vụ của Bamboo khá thân thiện, brand màu xanh lá cảm giác thân thiện với môi trường. Tuy nhiên đường bay trong nước và quốc tế chưa đa dạng.

Lưu ý: các bạn có thể so sánh các loại giá vé nội địa & quốc tế qua Google Flight, Skyscanner, Momondo và book vé qua Kiwi, BudgetAir –  thành viên IATA, là kênh so sánh giá và book vé máy bay online GIÁ RẺ của nhiều đường bay trong nước và quốc tế.

Combo máy bay x khách sạn x phòng 

  • VnTrip: sàn giao dịch thương mại điện tử dành cho cả người sử dụng và người bán dịch vụ. Nếu Traveloka mang lại cảm giác của một ứng dụng quốc tế thì VnTrip ngay từ cái tên đã cho thấy điểm mạnh của ứng dụng với điểm mạnh là các giao dịch đặt vé, đặt phòng và xe trong nước. Khách hàng mới có thể nhận được ưu đãi độc quyền 10% tại VnTrip cho đặt phòng đầu tiên nên đừng bỏ qua VnTrip nếu bạn chuẩn bị đi du lịch Việt Nam nhé
  • Traveloka: ứng dụng đặt chỗ du lịch phổ biến nhất trong khu vực Đông Nam Á với hơn 30 triệu lượt tải. Dùng app này thì các bạn có thể so sánh giá của các hãng bay tới địa điểm mong muốn nhưng đôi khi nếu có sự cố huỷ chuyến (như đợt dịch Covid vừa rồi) thì hãng xử lý khá lâu, cũng dễ hiểu thôi vì đây khi bạn mua vé qua 1 bên thứ 3 thì độ tương tác sẽ không nhanh bằng việc mua trực tiếp với hãng rồi. -> video campaign bên mình từng chạy cho traveloka 
  • Gotadi: kênh đặt combo vé máy bay và phòng khách sạn trên toàn thế giới, đặc biệt ưu đãi cho khách hàng doanh nghiệp tiết kiệm tới 20% chi phí (có xuất hoá đơn VAT). 
  • Tago: cung cấp combo du lịch linh hoạt và tiết kiệm tới 35% thông qua sản phẩm Free & Easy. Trải nghiệm Tago Plus – thẻ kỳ nghỉ 5* dành cho cả gia đình, hỗ trợ thanh toán lên tới 3 tháng không lãi. Anh founder Tago cũng là sáng lập của PYS Travel cũng là một đại lý du lịch chuyên tour Tây Bắc uy tín từng hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực.

Hi vọng với những chia sẻ về những công cụ du lịch và làm việc online trên đây, các bạn có thể tự thiết kế một chuyến du lịch cho mình một cách hợp lý và tiết kiệm chi phí nhất. Nếu có bất kỳ khó khăn nào, các bạn đừng ngần ngại liên hệ tới sự trợ giúp của cộng đồng du mục kỹ thuật số Asia’s Nomad của chúng mình qua contact form, email asiasnomad@gmail.com hoặc Fanpage facebook.com/asiasnomad nhé! Tham khảo các bài viết khác về phong cách sống du mục kỹ thuật số tại đây.

Tham khảo: